Ngừa ung thư cổ tử cung - Có nhất thiết sử dụng vaccine?
Mới đây, Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp cũng như Việt Nam đưa ra cảnh báo nguy cơ phản ứng phụ từ các loại vaccine ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil và Cervarix. Đây là 2 loại vaccine tái tổ hợp phòng virus HPV gây ung thư cổ tử cung (UTCTC) đang lưu hành tại Việt Nam.
Những năm gần đây, khi “Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản” gồm 7 mục tiêu, trong đó có “Phòng chống ung thư phụ khoa” được Bộ Y tế phát động thì UTCTC được quan tâm. Tại hội nghị phòng chống ung thư diễn ra tại TPHCM vừa qua, GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cho biết qua khảo sát ung thư quần thể tại TPHCM cho thấy UTCTC là ung thư thường gặp thứ 2 ở nữ giới với tỷ lệ 16,5/100.000 người dân.
GS Hùng cho biết, riêng tại BV Ung bướu TPHCM mỗi năm có hơn 1.000 trường hợp UTCTC mới nhập viện và điều trị, gần phân nửa trong số này vào giai đoạn cuối. Mặc dù được coi là căn bệnh hiểm nghèo nhưng hiện nay UTCTC đã có vaccine phòng ngừa.
Vaccine Gardasil do Công ty Merck &co.,inC (Mỹ) phân phối qua Công ty MSD Việt Nam được xem là loại vaccine tái tổ hợp tứ giá virus sinh u nhú ở người (phòng ngừa HPV gây UTCTC) dạng tuýp 6, 11, 16, 18 và được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ từ 9 - 26 tuổi. Hay Cervarix do Công ty GlaxoSmithKline (GSK) sản xuất phòng virus HPV tuýp 16, 18.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, không nên tin tưởng hoàn toàn vào sự “thần kỳ” của 2 loại vaccine trên. Bởi theo y văn thế giới hiện có đến 100 tuýp HPV nhưng chỉ có 30 tuýp gây nhiễm trùng đường sinh dục và 15 tuýp có khả năng gây ung thư (tuýp 16 và 18 là nguy hiểm nhất).
Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều âm thầm và nếu nhiễm phải các tuýp nguy hiểm, virus sẽ tồn tại trong thời gian dài, gây bệnh mạn tính, dẫn đến UTCTC. Đồng thời, theo các nghiên cứu, mọi phụ nữ sinh hoạt tình dục đều có thể nhiễm HPV tuýp sinh ung thư và nguy cơ này có từ lần quan hệ đầu tiên cho đến suốt cuộc đời.
Do đó, với khả năng chủng ngừa 4 tuýp như trên của Gardasil (2 tuýp đầu ngừa UTCTC, 2 tuýp sau ngừa bệnh mồng gà) hay 2 tuýp của Cervarix thì chỉ làm giảm chứ không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ UTCTC. “Chưa hẳn tiêm vaccine rồi là không mắc UTCTC cũng như chưa lường hết được những tai biến phản ứng phụ có thể xảy ra”, một chuyên gia y tế cho biết.
Qua khảo sát tại các bệnh viện phụ sản cho thấy, 90% các trường hợp UTCTC đều xảy ra ở phụ nữ từ 35 - 40 tuổi. Thời gian trung bình để ung thư tiến triển thành ung thư xâm lấn kéo dài khoảng 10 – 20 năm và chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các UTCTC sẽ diễn tiến thành ung thư xâm lấn nếu không điều trị.
Trong một hội thảo gần đây, BS Phạm Việt Thanh, Giám đốc BV phụ sản Từ Dũ TPHCM, cho biết nhờ áp dụng các kỹ thuật và thành tựu mới trong tầm soát – phát hiện và điều trị sớm nên đã phần nào hạn chế sự xâm lấn của UTCTC. Dấu hiệu và triệu chứng thường thấy là chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, đau phần bụng dưới và ra huyết trắng…
Mặc dù đã có vaccine ngừa UTCTC nhưng nhiều chuyên gia y tế cho rằng công tác tầm soát là hơn cả.
Theo BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu TPHCM, tỷ lệ UTCTC cao thường rơi vào những phụ nữ không có chương trình tầm soát ung thư, đặc biệt là phụ nữ có liên quan đến nhóm nhiễm virus HPV. Do đó, theo bác sĩ Minh, nếu phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục và sinh sản thường xuyên thăm khám phụ khoa sẽ tầm soát tốt UTCTC.
QUỲNH CHI
(Theo SGGP Online)
Tin bài liên quan
- Tư vấn sàng lọc trước sinh cho thai phụ
- Lớp học “ Huấn luyện sản phụ khoa cho hộ sinh tuyến cơ sở năm 2017”
- BÀI TUYÊN TRUYỀN CSSKSS – KHHGĐ
- Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
- TYT Linh Xuân tổ chức khám phụ khoa định kỳ
- Coi chừng lây ung thư cổ tử cung qua đường tình dục
- Tình dục & Yoga
- Tư vấn sức khỏe sinh sản miễn phí
- Lầm tưởng cực kỳ ngớ ngẩn về tránh thai
- Dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng
- Ăn đu đủ xanh gây sẩy thai?
- Uống thuốc ngừa thai mà vẫn bị “dính”?
- Kỹ thuật mới phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
- U nang buồng trứng ở bé gái: Chớ xem thường
- Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt ở thai phụ
- Phá thai tăng nguy cơ sinh non
- Yoga tăng sức bền cho thai phụ
- Kỹ thuật mới phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
- Phát cuồng vì bị vợ “bỏ đói”!
- 53% người VN quan hệ tình dục để sinh con
- Đừng ham sinh con to
- Phụ nữ trên 30 tuổi sinh con có thể tránh ung thư
- Giãn tĩnh mạch, “cản mũi” đường yêu?
- Lòi cả ruột vì táy máy đồ chơi tình dục
- Đa thai tiềm ẩn lắm nguy cơ
- Xoắn tinh hoàn vì mê quần bó
- Bí quyết giúp tăng cường testosterone
- Giảm mỡ bụng, giảm các triệu chứng mãn kinh
- “Hạ hỏa” triệu chứng mãn kinh ?
- Ung thư phụ nữ, đừng đợi đến khi có triệu chứng
- Vì sao phụ nữ dễ viêm nhiễm phụ khoa?
- “Mũ chụp đầu” không liên can
- Bỏ thai không thể dựa vào siêu âm
- Uống thuốc xong vẫn yếu xìu
- Rước họa tự điều trị bệnh nam khoa
- Bỏ quên sức khỏe sinh lý tuổi “xế chiều”
- Sau sinh, vì đâu gối chăn lạnh lẽo?
- Thai suy dinh dưỡng
- Hơn 70% phụ nữ mang thai ở TP.HCM thiếu iôt
- Những vitamin cần cho mẹ và con
- Sữa mẹ cũng… kém chất lượng?
- Những điều cần biết về vú phụ
- Mẹ béo phì, con dễ hen suyễn
- Ăn uống cho bà bầu
- Tai hại khi lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
- Bà bầu văn phòng dễ nhiễm bệnh
- Mang thai: Thận trọng với nước dừa và đu đủ xanh
- Sinh hoạt vợ chồng: Tôi thường xuyên “rời trận địa”
- Không khó ngừa chứng âm lãnh
- Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
- Số người biết phòng ngừa ung thư cổ tử cung còn thấp
- Tập nói… chuyện khó nói
- Không nên lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp
- Thắc mắc biết hỏi ai
- Bí quyết ngăn ngừa sẩy thai
- Ba câu hỏi khi bạn có ý định "vượt rào"
- Bà mẹ mang thai nên chuẩn bị gì trước sanh ?
- Suýt tử vong vì phù phổi cấp sau khi sinh
- Mổ xẻ “bệnh vợ chồng”
- Tảo tiết
- Đau, rát trong “chuyện ấy”
- “Dòng sông” chảy ngược
- Phát hiện dị tật mắt khi còn là bào thai
- CHA MẸ CẦN HIỂU BIẾT VỀ TÂM SINH LÝ DẬY THÌ CỦA TRẺ
- Phá thai to: Nguy hiểm
- Cholesterol tăng, hạnh phúc lứa đôi giảm
- Nâng cao chất lượng giống nòi
- Nhóm những người dễ bị mắc căn bệnh ung thư vú
- Rắc rối 'nhũ hoa'
- NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG SỨC KHỎE SINH SẢN CHO THANH THIẾU NIÊN
- SÀNG LỌC DỊ TẬT BẨM SINH GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
- Kiêng cữ như thế nào sau sinh?
- Vô sinh có thể vì… chuyện nhỏ!
- TÌM HIỂU VỀ TIỀN MÃN KINH
- Câu Hỏi Trắc Nghiệm: Vi Dưỡng Chất Cần Thiết Cho Sức Khỏe & Trí Thông Minh
- Cách xử trí khi đẻ rớt?
- Tìm lại niềm vui chăn gối
- Những thực phẩm ảnh hưởng tới khả năng thụ thai
- Để “mẹ tròn con vuông”
- Tại sao bà bầu cần đo đường huyết?
- 10 việc cần làm trước khi mang thai
- Phụ nữ phức tạp vì... hormone
Các tin khác
- Mổ xẻ “bệnh vợ chồng” (13/02/2011)
- Tảo tiết (26/01/2011)
- Đau, rát trong “chuyện ấy” (26/01/2011)
- “Dòng sông” chảy ngược (26/01/2011)
- Phát hiện dị tật mắt khi còn là bào thai (26/01/2011)
- CHA MẸ CẦN HIỂU BIẾT VỀ TÂM SINH LÝ DẬY THÌ CỦA TRẺ (26/01/2011)
- Phá thai to: Nguy hiểm (23/01/2011)
- Cholesterol tăng, hạnh phúc lứa đôi giảm (21/01/2011)
- Nâng cao chất lượng giống nòi (21/01/2011)
- Nhóm những người dễ bị mắc căn bệnh ung thư vú (15/01/2011)
