Diệt chuột phòng chống dịch bệnh
Ngày 20/12/2012, UBND quận Thủ Đức đã ban hành công văn gởi các cơ quan, phòng ban, đơn vị thuộc quận và 12 phường yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch diệt chuột phòng chống dịch bệnh theo kế hoạch chung của thành phố.
Nhiệm vụ cụ thể như sau:
Tìm hang chuột. Ảnh: Minh Thảo
- Trung tâm Y tế dự phòng có trách nhiệm cung cấp tờ rơi và nội dung tuyên truyền về tác hại của chuột cho trạm y tế và chuyên trách văn hóa thông tin 12 phường. Phân công cán bộ y tế theo dõi kết quả tiến độ thực hiện và tổng hợp báo cáo thường trực UBND quận sau mỗi lần thả thuốc và gom xác chuột.
- Cán bộ công nhân viên chức; đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội vận động tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia chiến dịch diệt chuột ở công sở, khu dân cư và nơi cư trú.
- Chiến dịch diệt chuột nhằm ngăn ngừa, phòng tránh các mầm bệnh lan truyền do các ký sinh trùng sống trên thân chuột và chất thải ra từ chuột. Thời điểm các quận, huyện diệt chuột có thể khác nhau nhưng sẽ kết thúc trong tháng 1/2013.
Địa điểm đặt hóa chất diệt chuột theo thứ tự ưu tiên như sau: nhà máy chế biến thực phẩm, kho tàng, trại chăn nuôi, chợ, bến tàu, bến xe, bến cảng, nhà ga, khu dân cư, bệnh viện, trường học, công viên, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cơ quan hành chính sự nghiệp.
Nhân viên khoa Kiểm soát dịch bệnh đặt thuốc Storm diệt chuột trên địa bàn phường Linh Chiểu. Ảnh: Minh Thảo
Hóa chất sử dụng diệt chuột là thuốc Storm dạng viên 4g. Thuốc được làm trên công nghệ cao nên giữ được các mùi vị ngũ cốc gây hấp dẫn và rất hợp khẩu vị của chuột. Việc thu gom xác chuột được thực hiện ngày thứ tư sau ngày đặt bả, sau đó thu gom mỗi ngày và kéo dài trong 10 ngày. Đây là kế hoạch diệt chuột quy mô nhất trong TP nhiều năm trở lại đây.
Chú ý diệt bọ chét
Trên địa bàn TPHCM thời gian qua đã xảy ra các trường hợp bị chuột cắn, trong đó một trường hợp dương tính với virút Hanta. Trung tâm Y tế dự phòng TP đã lưu ý 24 Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện tổ chức chiến dịch bẫy chuột đồng loạt song song với việc phun thuốc diệt bọ chét.
Bọ chét sống trên mình chuột nên khi chuột bị diệt hàng loạt, bọ chét sẽ bám trên tường, cắn vào người, lây bệnh cho người. Bọ chét thường gây bệnh dịch hạch. Đến nay bệnh này rất hiếm gặp, tuy nhiên vẫn cần phải phòng ngừa. Ngay cả khi không gây bệnh thì bọ chét cắn người cũng gây ngứa ngáy, khó chịu.
Người dân sẽ được thông báo cụ thể về kế hoạch thu gom chuột chết để được tiêu hủy theo đúng quy định khi chiến dịch diệt chuột bắt đầu. Sau một đêm diệt chuột, tùy từng địa phương sẽ có lực lượng thu gom xác chuột hoặc người dân sẽ nộp xác chuột ở nơi tập trung tiêu hủy theo qui định.
L.H.Đ (tổng hợp)
Tin bài liên quan
- Bệnh viêm não
- Bệnh viêm não Nhật Bản và các biện pháp phòng ngừa
- Ra quân phòng chống số xuất huyết tại Phường Bình Chiểu
- BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
- VÌ SAO PHẢI TIẾN HÀNH CHIẾN DỊCH TIÊM PHÒNG SỞI TRÊN TOÀN QUỐC?
- Một số hiểu biết về bệnh sởi
- VÀI ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM NGỪA
- 4 KHUYẾN CÁO CHO CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP NGUY HIỂM
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC HOÁ CHẤT KHỬ TRÙNG CHỨA CLO TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
- XỬ LÝ Ỗ DỊCH TẢ
- BỆNH TẢ
- BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ
- BỆNH RUBELLA
- VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN
- VẮC XIN VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU
- VẮC XIN UỐN VÁN
- VẮC XIN THƯƠNG HÀN
- VẮC XIN TẢ
- VẮC XIN SỞI
- VẮC XIN SỞI - RUBELLA ( MR ) VÀ VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ - RUBELLA ( MMR )
- VẮC XIN HAEMOPHILUS INFLUENZOE TYPE B ( HIB )
- VẮC XIN PHỐI HỢP DPT - VG B + HIB ( DPT - VG B + HIB )
- VẮC XIN DPT - VG B
- VẮC XIN PHÒNG LAO ( BCG )
- VẮC XIN BẠI LIỆT UỐNG ( OPV )
- BỆNH CÚM
- Những điều cần biết khi tiêm ngừa bệnh thủy đậu
- Bệnh thủy đậu và những điều cần biết
- BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Các tin khác
- Số người chết do bệnh dại có xu hướng tăng (04/11/2012)
- Thủ Đức tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch các loại bệnh truyền cúm A(H5N1, H1N1) (23/10/2012)
- Giám sát chặt dịch bệnh trong mùa tựu trường, không để tình trạng đỉnh dịch tay chân miệng rơi vào giữa tháng 9 như năm 2011 (25/09/2012)
- Nhiễm liên cầu khuẩn heo do ăn tiết canh (21/09/2012)
- Ghẻ dễ gây biến chứng nhiễm khuẩn (30/08/2012)
- Nhận biết và phòng ngừa sớm bệnh thận mạn tính (25/07/2012)
- Loét dạ dày do mất cân bằng lối sống (06/06/2012)
- Cảnh báo nhiều dịch bệnh có thể “trỗi dậy” (12/02/2012)
- Hoạt động ngoài trời giảm tật cận thị (06/11/2011)
- Chủng virus cúm H5N1 mới xuất hiện ở nhiều địa phương (15/06/2011)
